Các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ những thông tin tích cực về giá nguyên vật liệu, năng lượng.
Các mã cổ phiếu nhóm dầu khí tăng mạnh, đặc biệt là GAS có đóng góp tích cực cho điểm số VN-Index, có thời điểm mã này tăng kịch trần. Các cổ phiếu nhỏ hơn như: PCG, MTG, PVG tiếp tục có sắc tím. Trong phiên sáng 4/10, nhóm xăng dầu và các cổ phiếu liên quan tới lĩnh vực này tăng mạnh như: PVB, PVS, PLX, PVC, PVD, BSR, OIL. Mức tăng của các cổ phiếu này nhờ từ những thông tin tích cực về giá nguyên vật liệu, năng lượng.
Các mã cổ phiếu nhóm dầu khí tăng mạnh, đặc biệt là GAS có đóng góp tích cực cho điểm số VN-Index, có thời điểm mã này tăng kịch trần. Các cổ phiếu nhỏ hơn như: PCG, MTG, PVG tiếp tục có sắc tím. Trong phiên sáng 4/10, nhóm xăng dầu và các cổ phiếu liên quan tới lĩnh vực này tăng mạnh như: PVB, PVS, PLX, PVC, PVD, BSR, OIL. Mức tăng của các cổ phiếu này nhờ từ những thông tin tích cực về giá nguyên vật liệu, năng lượng. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu than sẽ tiếp tục tăng mạnh khi lợi nhuận quý III/20211 của doanh nghiệp được công bố và có sự cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ, tương tự như nhóm cổ phiếu phân bón dầu khí, hoặc nhóm khai thác khí như GAS…
Nhóm VN30 giao dịch tích cực hơn khi có 17 mã tăng và chỉ còn 12 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, đà giảm mạnh chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng với VPB giảm 3% xuống 62.000 đồng; CTG giảm 2% xuống 29.150 đồng/CP; HDB giảm 2,8% xuống 24.150 đồng/CP; ACB, MBB, VCB, STB có mức giảm trên 1%.
Chốt phiên sáng 10/4, sàn HoSE có 219 mã tăng và 172 mã giảm, VN-Index tăng 6,5 điểm (+0,49%) lên 1.341,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 436,93 triệu đơn vị, giá trị 13.123,32 tỷ đồng, tăng 3,58% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 1% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 1/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,14 triệu đơn vị, giá trị 812,44 tỷ đồng.
Sàn HNX có 87 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index tăng 1,23 điểm (+0,34%) lên 357,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 81,14 triệu đơn vị, giá trị 1.780,31 tỷ đồng, tăng 28,79% về lượng và xấp xỉ 36% về giá trị so với phiên trước đó. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,68 triệu đơn vị, giá trị 99,35 tỷ đồng.
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam suy giảm mạnh, chỉ số VN-Index mất 1,2%, tương đương giảm 16,28 điểm. Trong đó, nhóm tài chính, chứng khoán đã kéo thị trường suy giảm trong tuần qua khi cả 2 chỉ số VNFIL và VNFIS đã sụt giảm hơn 4%. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 8.368 tỷ đồng trên cả 3 sàn theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính nhận định: Dòng tiền từ khối ngoại chiếm một phần nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến TTCK Việt Nam.
Dự báo phiên giao dịch chứng khoán tuần này, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cho biết: “Xu hướng sẽ khó có diễn biến tích cực hơn tuần qua, ngoại trừ các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư F0 mua ròng còn các nhà đầu tư khác vẫn duy trì bán ròng áp đảo. Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu mở cửa cũng không hỗ trợ nhiều cho thị trường chứng khoán trong bối cảnh thanh khoản giảm về quanh mức thấp nhất trong năm. Khả năng xu hướng thị trường sẽ đi ngang hoặc đi xuống nhẹ”.
Theo CTCK Sacombank (SBS), diễn biến thị trường tuần tới có thể sẽ chưa tạo được sự khác biệt rõ nét, nhưng đấy là về mặt chỉ số, còn trên thực tế, giá nhiều cổ phiếu lại đang và sẽ hình thành xu thế giảm dần. Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, động lực tăng trưởng tại nhóm này trong giai đoạn nửa cuối năm dự bao không cao.