Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên thế giới

01/12/2021 09:14

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 1/12/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 262.940.772 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.231.613 ca tử vong và 237.382.086 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 514.634 ca nhiễm mới, trong đó 6.694 ca tử vong vì đại dịch.

Trong 24 giờ qua, Đức tiếp tục là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 73.675.037 ca mắc COVID-19, trong đó 1.415.059 ca tử vong. Hết ngày 30/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 348.817 ca nhiễm mới và 4.236 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 55.880 ca, trong đó 485 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang xếp thứ 4 châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 5.881.423 ca nhiễm và 102.137 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.229 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.636.881 ca nhiễm COVID-19, trong đó 275.193 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Anh. Với số ca mắc mới 39.716 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 10.228.772 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 159 ca, lên tổng số 144.969 ca. Anh hiện đang dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Pháp (47.177 ca); Hà Lan (22.154 ca); Czechia (17.599 ca); Italy (12.764 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 82.122.718 ca nhiễm và 1.213.707 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 86.837 ca mắc và 1.067 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 79.403.605 ca được điều trị khỏi; 1.505.406 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 29.103 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.595.573 ca mắc COVID-19, trong đó 469.056 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 25.216 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 8.795.588 ca nhiễm COVID-19 và 76.842 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 59.063.321 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.193.233 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 49.369.060 ca nhiễm COVID-19, trong đó 802.484 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (55.153 ca); Canada (1.656 ca); Trinidad and Tobago (763 ca); Mexico (724 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.980.660 ca, trong đó 1.181.816 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.094.459 ca nhiễm, trong đó 614.681 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.730.561 ca nhiễm, trong đó 223.571 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.968.052 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.843 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 367.754 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.212 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.095 ca); Papua New Guinea (89 ca); New Caledonia (20 ca), và New Zealand (132 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 14.065.347 ca mắc COVID-19, trong đó 291.780 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 25.503 ca mắc COVID-19 và 368 ca tử vong vì dịch bệnh.

Về số ca tử vong, các quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (197 ca), Malaysia (61 ca), Philippines (44 ca), Thái Lan (37 ca), Indonesia (11 ca), Singapore (9 ca), Campuchia (5 ca) và Lào (4 ca).

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 297 ca bệnh mới và chỉ có 11 ca tử vong..

Trong ngày 30/11, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Nước này ghi nhận 4.306 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.115.872 ca.

Tại Malaysia, nước này có thêm 4.078 ca mắc mới, đứng thứ ba ASEAN trong ngày 30/11. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.627.903 ca mắc COVID-19. Lào ghi nhận 1.291 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 73.738 ca mắc. Tiếp đó là Singapore với 1.103 ca mắc mới; Philippines với 425 ca mắc mới; Indonesia với 297 ca mắc mới và Campuchia với 22 ca mắc mới.

Liên quan đến biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/11 cho rằng các lệnh cấm đi lại đại trà sẽ không ngăn được biến thể này lây lan, đồng thời kêu gọi các nước bình tĩnh và áp dụng các biện pháp "hợp lý" để chống lại biến thể này.

Trong thông điệp gửi tới các nước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi tất cả các thành viên WHO áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương xứng, hợp lý. Phản ứng toàn cầu phải bình tĩnh, phối hợp và chặt chẽ. Ông Ghebreyesus bày tỏ thấu hiểu khi các nước muốn bảo vệ công dân của mình "trước một biến thể mà chúng ta chưa hiểu đầy đủ về nó", song cho biết WHO lo ngại việc phong tỏa đi lại có thể không công bằng và cản trở nỗ lực giám sát tình hình y tế toàn cầu.

Trong một khuyến cáo về đi lại được đưa ra sau khi hàng chục nước ban hành các lệnh hạn chế đi lại, nhất là đối với hành khách đến từ các nước miền Nam châu Phi, WHO nhấn mạnh: “Các lệnh cấm đi lại đại trà sẽ không ngăn chặn được sự lây lan quốc tế, trong khi chỉ tạo ra gánh nặng đối với cuộc sống và sinh kế của người dân"...

Sau gần một tuần được thông báo ghi nhận đầu tiên ở Nam Phi, đến nay biến thể Omicron đã xuất hiện ở nhiều nước và nhiều quốc gia đóng cửa biên giới, hàng chục nước áp đặt các hạn chế đi lại bất chấp lời khuyên của WHO. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào tử vong được báo cáo liên quan tới Omicron và phải mất nhiều tuần để biết biến thể này có thể chứng minh khả năng kháng vaccine như thế nào./.

Bạn đang đọc bài viết "Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên thế giới" tại chuyên mục Đời sống. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).  
Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).