Tối ngày 13/10 theo giờ Việt Nam, Bộ Lao động Mỹ đã công bố dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tháng 9 tăng 0,4% so với tháng liền trước, cao hơn mức 0,3% mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo. So với cùng kỳ năm 2021, CPI toàn phần tháng 9 tăng 8,2%.
Nếu không kể giá năng lượng và lương thực, CPI lõi tháng 9 tăng 0,6% so với tháng 8, cao hơn con số 0,4% mà Dow Jones dự báo. So với 12 tháng trước, CPI lõi tháng 9 vọt lên 6,6%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 8/1982.
Cùng với đó, chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI) một thước đo giá cả mà các doanh nghiệp Mỹ nhận được đối với hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất, đã tăng 0,4% trong tháng vừa qua, cao hơn so với ước tính của Dow Jones là tăng 0,2%. Tính trên cơ sở 12 tháng, PPI tăng 8,5%, giảm nhẹ so với mức 8,7% trong tháng tám. Nếu loại trừ thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại, chỉ số này đã tăng 0,4% trong tháng và 5,6% so với một năm trước.
Theo BLS, khoảng 2/3 mức tăng PPI là do dịch vụ tăng 0,4%. Một yếu tố đóng góp lớn vào sự gia tăng đó là giá dịch vụ lưu trú dành cho khách du lịch tăng 6,4%. Giá hàng hóa theo nhu cầu cuối cùng cũng tăng 0,4% trong tháng, đẩy chỉ số rau tươi và khô tăng 15,7%.
Nhìn vào dữ liệu trên, dễ dàng có thể nhận thấy lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Đây là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế trong năm qua do chi phí sinh hoạt đang ở gần mức cao nhất trong hơn 40 năm. Thị trường hiện kỳ vọng Fed có thể tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm liên tiếp vào tháng 11 và tháng 12.
Tuy nhiên, diễn biến thị trường trong phiên ngày hôm nay mới là thứ khiến giới đầu tư phải bất ngờ. Sau khi dữ liệu kinh tế tại Mỹ được công bố, giá của Bitcoin đã cắm mặt xuống tận vùng 18.100 USD, mức giá thấp nhất trong vòng 3 tuần nay kể từ tháng 9, rồi vọt tăng ấn tượng khoảng 1.700 USD ở thời điểm hiện tại để áp sát cột mốc 20.000 USD.
Đương nhiên, sự trồi sụt bất thường của Bitcoin sẽ khiến những nhà đầu tư trên thị trường phái sinh phải lắc đầu ngán ngẩm. Dữ liệu từ Coinglass cho thấy, trong vòng 24h qua, đã có 360 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý, trong đó chiếm phần lớn đến từ lệnh short.
Lạm phát cao liên tục có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết liệt hơn đối với việc nâng lãi suất trong tương lai và giữ lãi suất ở mức cao cho đến khi lạm phát hạ nhiệt. Nhưng nhìn ở góc độ khác, giới đầu tư dường như đang tin rằng báo cáo lạm phát mạnh hơn dự báo có nghĩa là lạm phát sẽ sớm đạt đỉnh.
Bank Of America đưa ra dự đoán đưa ra về việc tăng lãi suất cho rằng FED sẽ tiếp tục tăng 0,75% trong tháng 11, 0,5% trong tháng 12 và 0,25% trong hai tháng đầu năm tới. Tức là, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi đạt mức khoảng 4,5%.
Nhiều người cũng như cơ quan như Liên hợp quốc, các nghị sĩ, nhà đầu tư cũng đã lên tiếng rằng Fed cần cân nhắc về việc tăng lãi suất có thể gây suy thoái kinh tế.
Nhà đồng sáng lập công ty giao dịch tiền điện tử Amber, ông Michael Wu nhận định rằng còn quá sớm để kết luận rằng tiền điện tử đã thất bại dưới vai trò "hàng rào chống lại lạm phát" của giới đầu tư. Wu cho rằng, Bitcoin vẫn đang là một công cụ lưu trữ giá trị vượt trội hơn hẳn các loại tài sản khác và Ethereum - đại diện cho nền kinh tế phi tập trung, sẽ còn đem đến nhiều giá trị to lớn hơn nữa giống như các khoản đầu tư vào hạ tầng cơ sở công nghệ.
Ngoài ra, đà hồi phục của thị trường còn là sự hợp thức cho các thông tin tích cực về Bitcoin trong thời gian qua, đương cử là việc hashrate của mạng lưới này liên tục lập kỷ lục mới.
Thị trường một màu xanh mát trong phiên giao dịch ngày 14/10. Nguồn: Coin360.
Cùng với Bitcoin, cả 10/10 đồng tiền điện tử đứng đầu đều giảm giá trong phiên giao dịch ngày hôm nay: Ethereum tăng 3,54% đạt 1.331 USD; Binance Coin tăng 1,92% đạt 274,83 USD; XRP tăng 5,81% đạt 0,51 USD; Cardano tăng 3,63% đạt 0,38 USD; Solana tăng 3,79% đạt 31,88 USD; DOGE tăng 2,78% đạt 0,061 USD; Polkadot tăng 2,53% đạt 6,24 USD; MATIC tăng 5,03% đạt 0,80 USD; SHIB tăng 5,31% đạt 0,000011 USD.
Sự phục hồi đúng lúc của Bitcoin đã kéo theo đà tăng trưởng của hầu hết các đồng tiền điện tử khác trên thị trường. Trong đó, nổi bật nhất là đồng Ethereum Name Service (ENS) dẫn đầu khi bật tăng hơn 15%, theo sau là Synthetix (SNX), Basic Attention Token (BAT), Uniswap (UNI), Algorand (ALGO)…
Thông tin quan trọng gần đây đó là việc sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance vừa hoàn thành lần đốt đồng BNB lần thứ 21. Theo đó, tổng cộng 2.060.319 BNB đã bị loại ra khỏi nguồn cung lưu thông với giá trị hơn 547,2 triệu USD. So với lần thiêu hủy BNB gần nhất, ở lần này, số lượng cũng như giá trị đều đã tăng lên.
Kể từ khi đồng BNB và Binance ra mắt vào năm 2017, Binance đã cam kết đốt 100 triệu BNB hoặc một nửa tổng nguồn cung ra khỏi lưu thông. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2022, Binance đã chuyển sang cơ chế mới có tên là BNB Auto Burn. Theo cơ chế BNB Auto Burn, thay vì tính giá trị BNB bị thiêu hủy dựa trên doanh thu của sàn, Binance từ giờ sẽ sử dụng công thức tính toán số coin bị đốt dựa trên giá BNB và số block BNB Chain được tạo thành trong quãng thời gian tương ứng. Các đợt đốt BNB hàng quý sẽ diễn ra cho đến khi tổng cung BNB được đưa về mốc 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái BNB Chain còn một cơ chế đốt coin khác hoạt động song song, mang tên BEP-95. Tương tự như đề xuất EIP-1559 của Ethereum, BEP-95 sẽ đốt tiền điện tử dùng làm phí giao dịch trên BNB Chain.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo đạt khoảng 975 tỷ USD.