Dự án của Tiến Phát Corporation sau 4 năm thu tiền khách hàng, hiện tại có gì? (Bài 1)
19/05/2022 09:52
Nhiều người phản ánh, dự án Ascent Plaza (TP.HCM) được Tiến Phát Corp triển khai rồi nhận tiền đặt cọc của khách hàng, nhưng 4 năm qua không hoàn thành dẫn đến nguy cơ lãng phí tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường.
Trước những vấn đề tại dự án Ascent Plaza, PV Tạp chí Kinh tế Điện tử Môi trường đã có buổi làm việc với bộ phận pháp lý của Tiến Phát Corporation. Tại buổi làm việc với PV Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường ngày 9/5/2022, bộ phận Pháp lý của Tiến Phát Corporation cho rằng, những phản ánh về nguy cơ ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên đất tại dự án Ascent Plaza là không có cơ sở. Một số vấn đề về pháp lý dự án mà đại diện doanh nghiệp này trao đổi, chúng tôi sẽ thông tin tới độc giả trong bài viết tiếp theo.
Dự án chậm triển khai nhiều năm, phải thu hồi ngay
Thời gian qua, nhiều địa phương vẫn tồn tại rất nhiều dự án “treo” chậm triển khai, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, lãng phí nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương. Đáng nói, tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai tại các dự án kéo dài nhiều năm mà chưa được giải quyết dứt điểm.
Các dự án vi phạm Luật Đất đai, để đất hoang đã để lại nhiều hệ lụy, làm cho hiệu quả và hiệu suất sử dụng đất thấp và không tham gia đóng góp cho tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội ở các nơi có dự án. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo, song đến nay, tình trạng dự án “treo” vẫn diễn ra tại nhiều địa phương.
Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, quy định: Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia lĩnh vực đất đai, các dự án bỏ hoang đều có điểm chung là kéo dài do điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính, khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Dựa vào những lí do này, chủ đầu tư cũng kéo dài thời gian làm thủ tục tiếp theo khiến cơ quan chức năng khó xử lý. Nhưng cũng có dự án chủ đầu tư năng lực còn yếu kém...
Cuối tháng 12/2021, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành tài nguyên và môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát kỹ, phân nhóm dự án: “Vi phạm pháp luật thì xử lý đúng quy định, tránh tình trạng vụ việc kéo dài, khắc phục không được, khiến hàng ngàn ha đất ở các khu đô thị để chờ hàng chục năm, lãng phí rất lớn”.
Tại TP.HCM, UBND Thành phố cũng đã ban hành quyết định kế hoạch triển khai nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; Giao TN&MT rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã quá thời hạn thực hiện, tổ chức, phối hợp với các bên liên quan kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với những dự án không đưa đất vào sử dụng, dự án triển khai chậm tiến độ, dự án bị chấm dứt chủ trương đầu tư, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Tại Hà Nội, đầu tháng 4/2022, Chủ tịch HĐND Thành phố - Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, thời gian tới, UBND Thành phố cần tập trung rà soát kết quả thực hiện các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư, kể cả cam kết của nhà đầu tư; Tháo gỡ điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, sớm triển khai các dự án, bảo đảm đúng quy định và hiệu quả. Với những dự án không còn khả năng thực hiện và dự án đã được gia hạn mà chậm hoàn thành thì thành phố cần kiên quyết thu hồi, có phương án sớm đưa đất vào sử dụng và phát huy hiệu quả đầu tư.
Việc TP.HCM phanh phui sai phạm biến nhà tái định cư thành thương mại tại dự án khu công viên văn hóa - du lịch - thể thao phía Nam đường Tạ Quang Bửu, do Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng - Kinh doanh nhà Vạn Thái làm chủ đầu tư là lời cảnh báo cho các trường hợp tương tự. Hiện tại, dự án Conic Boulevard đang được rao bán trở lại cũng có nguồn gốc từ dự án tái định cư.
PLX được dự báo tăng trưởng mạnh nhờ dự thảo Nghị định mới về xăng dầu, cải thiện biên lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Công ty chứng khoán khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu lên đến 51.283 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng 33% so với hiện tại.
Với sự hấp dẫn của các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhất là dự án cảng Liên Chiểu sắp hoàn thành khiến các nhà đầu tư bất động sản Đà Nẵng chuyển hướng từ khu vực Đông Nam giáp biển lên vùng chân núi Tây Bắc.
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại sẽ gỡ "nút thắt" về tiếp cận đất cho các dự án nhà ở thương mại đang bị "vướng" hiện nay.