Năm 2021, chứng kiến một sự pha trộn to lớn trong lĩnh vực đầu tư, bằng việc kết hợp văn hóa đại chúng và tài chính hiện đại.
Tom Brady và Matt Damon đột nhiên chuyển sang giao dịch tiền kỹ thuật số. Các token ban đầu như một trò đùa thì nay có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD. Những bức tranh hoạt hình về loài vượn thì được bán với giá hàng triệu USD tại thị trường NFT, một thị trường mà hầu như không ai nghe nói đến hồi năm 2020.
Các tấm hình của Bored Ape- một trang web nơi bán các bức tranh dưới dạng NFT. Các bức tranh này lấy chủ đề về loài vượn.
Cảnh báo từ các chuyên gia tài chính đều bị phớt lờ. Theo một báo cáo từ công ty nghiên cứu Cerulli Associates, tỷ lệ những người giàu có sử dụng tài khoản cá nhân để tham gia đầu tư đã tăng lên 69% vào năm 2021, từ 35% vào năm 2015.
Bức vẽ minh họa về những làn sóng đầu tư vào tài sản số nổi bật năm 2021 của Bloomberg.
Và họ đã bỏ tiền vào đâu? "Các nhà đầu tư có nhiều khả năng tập trung vào các khoản dễ bay hơi hơn, bao gồm các mã chứng khoán gây chú ý trên truyền thông như GameStop, AMC hoặc tiền số, hoặc những lĩnh vực mà họ nhận thấy cơ hội tăng trưởng vượt bậc trong thời gian ngắn và trung hạn", theo công ty nghiên cứu Cerulli. Ngay trên sàn chứng khoán, việc kiếm tiền thụ động cũng đang dễ dàng nếu nhìn vào chỉ số S&P 500, đã tăng khoảng 25% trong năm nay.
Trong 11 tháng đầu năm 2021, đà phục hồi của nền kinh tế thế giới đến từ hiệu quả của các biện pháp, chính sách tài khóa chưa từng có tiền lệ, cùng việc dần kiểm soát dịch bệnh nhờ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19.
Ảnh minh họa
Kinh tế thế giới vẫn duy trì xu hướng phục hồi trong tháng 11/2021, tuy nhiên một làn sóng Covid-19 mới đang hình thành trên quy mô toàn cầu, tuy tỉ lệ tử vong có chiều hướng giảm, nhưng số ca mắc vẫn không ngừng gia tăng.
Tâm điểm của đợt bùng phát mới này là các nước ở vùng khí hậu ôn đới như Mỹ, các nước châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tính chung đến 18/11, toàn thế giới đã có 255,7 triệu ca nhiễm với 5,1 triệu ca tử vong vì Covid-19. Cùng lúc đó, tốc độ tiêm vaccine phòng Covid-19 tiếp tục được đẩy mạnh, mỗi ngày trên thế giới có 29,92 triệu liều vaccine được tiêm.
Chỉ số PMI toàn cầu liên tục tăng trong các tháng đầu năm với sự dẫn dắt của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU… khi các quốc gia này hoàn thành tiến độ tiêm chủng nhanh. Chỉ số PMI tăng dần trong những tháng gần đây cho thấy sự phục hồi đã dần quay trở lại (PMI đã đạt 54,5 vào tháng 10/2021).
Công nhân làm việc tại một máy lắp ráp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mặc dù vậy, lạm phát đang có xu hướng tăng cao, giá hàng hóa đầu vào tăng, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt năng lượng đang trở thành những thách thức cho kinh tế thế giới. Các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 5,7-5,9% năm 2021 và 4,5-5% năm 2022; Giảm nhẹ 0,1-0,2 điểm % so với các dự báo trước đó. Lạm phát toàn cầu năm 2021 tăng khá mạnh, lên mức 3,2% trước khi hạ nhiệt vào năm 2022 (khoảng 3%) và 2,5% trong 3 năm sau đó.
Mỹ dẫn đầu về tốc độ phục hồi với tốc độ tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm 2021 trong khi Trung Quốc và Eurozone cũng ghi nhận đà tăng trưởng mạnh trở lại.
Tuy nhiên, kinh tế Ấn Độ vẫn tăng trưởng cao nhất thế giới ở mức 8,4%. Các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường, đây là quý thứ tư liên tiếp GDP của Ấn Độ quay trở lại tăng trưởng tích cực sau hai quý suy giảm vào năm 2020.
Ấn Độ là nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. (Ảnh minh họa: COINLAW)
Dự báo GDP của Ấn Độ cho năm 2021 ở mức cao hơn so với mức dự báo 8% của Trung Quốc và mức 6% của Mỹ. Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,9% trong giai đoạn từ tháng 7-9/2021.
Trong báo cáo tóm tắt đánh giá của tổ chức này về triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 16/12/2021, Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) nhận định, sau khi lao đao trong năm 2020 do đại dịch Covid-19, các nền kinh tế phát triển đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển, dù lạm phát tăng mạnh, các nút cổ chai trong chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài trong nhiều tháng.
Mặt khác, trong báo cáo cập nhật về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã bày tỏ quan ngại rằng biến thể Omicron đang gây thêm nhiều rủi ro và có khả năng trở thành mối đe dọa đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Một cửa hàng thời trang thể thao ở Munich, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tuy chứng kiến tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu năm 2021 nhanh hơn kỳ vọng, song nhờ các gói kích thích tiền tệ và tài khóa khổng lồ, những thách thức cần giải quyết vẫn còn rất nhiều. Chuỗi cung ứng đứt gãy khắp mọi nơi, lạm phát lan tràn, giá nhiên liệu tăng chóng mặt, còn công sở vắng tanh vì người lao động phải làm việc tại nhà.
Theo Bloomberg, dưới đây là những bức ảnh thể hiện nhiều khía cạnh của kinh tế toàn cầu năm nay.
Frankfurt, 11/2: Những văn phòng trống trải tại quận tài chính ở thành phố này. Sự hối hả và bận rộn tại đây còn rất lâu mới quay về bình thường. Gần đây, Đức và một số nước châu Âu thậm chí tái áp dụng chính sách làm việc tại nhà để ngăn đại dịch lây lan.
Sydney, 20/2: Một nhân viên phụ trách đấu giá đang tương tác với người mua trong buổi đấu giá một căn nhà ở Paddington. Giá nhà tại Australia, cũng như rất nhiều nơi trên thế giới, tăng vọt trong năm qua. Nỗi sợ bị bỏ lại phía sau đã khiến nhiều người mua lao vào thị trường bất động sản.
Nadvoitsy (Nga), 18/3: Một kỹ sư đang điều chỉnh giàn máy đào tiền ảo tại trang trại đào tiền số CryptoUniverse. Giá Bitcoin năm nay liên tục lập đỉnh, có thời điểm chạm 67.778 USD đầu tháng 11.
Ai Cập, 23/3: Tàu Ever Given chắn ngang kênh đào Suez khi bị mắc kẹt tại đây. Sự cố kéo dài gần một tuần, càng gây sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng trong đại dịch. Hơn 360 tàu mắc kẹt cùng số hàng hóa trị giá 3-9,6 tỷ USD. Sự cố cũng phơi bày điểm yếu của hệ thống thương mại toàn cầu, khi vận tải biển quá phụ thuộc vào kênh đào nhỏ hẹp.
Bắc Kinh, 21/4: Đội quân giao đồ ăn của Meituan. Cũng như các hãng thương mại điện tử khác trên thế giới, gã khổng lồ Trung Quốc hoạt động khá tốt trong đại dịch nhờ xu hướng mua sắm online. Họ đã huy động được khoảng 10 tỷ USD từ thị trường chứng khoán để cạnh tranh với Alibaba và các đối thủ khác.
Miami, 4/6: Hơn 12.000 người đã tham dự sự kiện được coi là hội thảo lớn nhất về Bitcoin trên toàn cầu, tổ chức trong 2 ngày. Năm nay thế giới cũng chứng kiến lượng nhà đầu tư tiền số nghiệp dư tăng mạnh. Họ được truyền cảm hứng từ mạng xã hội, cảm giác phiêu lưu và khả năng kiếm lời nhanh.
London, 6/9: Sau 18 tháng, các nhân viên môi giới mới được quay trở lại Sàn Giao dịch Kim loại London (London Metal Exchange). Đây là nơi thiết lập giá tham chiếu cho các hàng hóa như đồng hay nhôm. Nhân viên môi giới lấp đầy phần ghế ngồi màu đỏ, xếp thành hình vòng tròn nổi tiếng của sàn này được coi là biểu tượng cho việc cuộc sống quay về bình thường.
California 9/10: Số tàu hàng chờ bên ngoài hai cảng Los Angeles và Long Beach cho thấy rất rõ hiện trạng chuỗi cung ứng bị quá tải trên toàn cầu.
Lucknow, Ấn Độ, 13/10: Đường phố tại Ấn Độ đông đúc trở lại, khi nền kinh tế này hồi phục sau 2 đợt bùng dịch mạnh nửa đầu năm vì biến chủng Delta. Kinh tế Ấn Độ ổn định từ tháng 10, khi cả sản xuất, dịch vụ và xuất khẩu tăng trưởng mạnh.
New York, 21/10: Tòa tháp 3,3 tỷ USD Summit One Vanderbilt đông đúc trong ngày khai trương. Nơi này thu hút khá nhiều người thuê, trong đó có Carlyle Group và Oak Hill Advisors. New York, cũng như nhiều thành phố khác trên thế giới, đang nỗ lực mở cửa, thu hút khách du lịch và đầu tư nhằm hồi phục nền kinh tế bị đại dịch tàn phá.
Theo Forbes thống kê mới nhất cho thấy, năm nay lại là một năm ăn nên làm ra của người giàu. Trong 2.660 tỷ phú thế giới, 1.800 người có tài sản tăng lên so với đầu năm. Có người có thêm vài trăm triệu, nhưng có người bỏ túi thêm cả trăm tỷ USD.
Dưới đây là 10 tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất năm nay, tính đến ngày 10/12:
1. Elon Musk
Tháng trước, ông cũng trở thành người đầu tiên cán mốc tài sản 300 tỷ USD. Năm ngoái, Musk cũng dẫn đầu danh sách kiếm tiền nhiều nhất năm 2020 của Forbes, với 110 tỷ USD.
Musk còn ghi dấu ấn năm 2021 bằng một loạt phát ngôn gây bão mạng xã hội. Ông khẩu chiến với ông chủ sàn giao dịch tiền số Binance, chế nhạo Jeff Bezos, tranh luận về việc nộp thuế và thường xuyên đề cập đến các loại tiền số. Tầm ảnh hưởng của Musk trong nhiều lĩnh vực đã giúp ông được tạp chí Time và Financial Times bình chọn là "Nhân vật của Năm".
2. Gautam Adani
Tập đoàn đa ngành Adani Group của tỷ phú cũng hưởng lợi nhờ hàng loạt khoản đặt cược liều lĩnh. Cổ phiếu Adani Gas đã tăng 400% năm nay, Adani Transmission tăng 330%, còn Adani Enterprise tăng 250%.
3. Larry Page
Đây là tin tốt với Page - người đồng sáng lập đại gia tìm kiếm năm 1998 cùng Sergey Brin. Hiện tại, Page vẫn là cổ đông lớn và là thành viên HĐQT Alphabet.
4. Larry Ellison
Mã này đã tăng 61% năm nay. Ông cũng là cổ đông cá nhân lớn nhì của Tesla, góp mặt trong Hội đồng Quản trị công ty này từ năm 2018, sau khi mua 3 triệu cổ phiếu năm đó với giá chưa đến 1 tỷ USD. Hiện tại, ông nắm 1,5% cổ phần hãng xe điện, nhiều thứ nhì sau Musk, với giá trị hơn 15 tỷ USD.
5. Sergey Brin
Đồng sáng lập Google khá kín tiếng sau khi cùng Page rời các vị trí điều hành năm 2019. Dù vậy, Brin vẫn nằm trong HĐQT công ty. Ông hỗ trợ một công ty hàng không vũ trụ có tên LTA Research and Exploration và tài trợ cho việc nghiên cứu bệnh Parkinson.
6. Bernard Arnault
Tỷ phú hàng xa xỉ năm nay từng lên ngôi giàu nhất thế giới, nhờ cổ phiếu LVMH tăng vọt. Arnault hiện là người giàu thứ ba hành tinh, sau Jeff Bezos và Elon Musk. Cổ phiếu LVMH năm nay tăng 29% nhờ nhu cầu người mua tăng mạnh.
7. Steve Ballmer
Tuy nhiên, đó không phải lý do chính giúp Ballmer giàu lên. Cổ phiếu Microsoft mà ông làm CEO giai đoạn 2000-2014 đã tăng 57% năm nay, nhờ doanh thu và lợi nhuận tốt.
8. Zhang Yiming
ByteDance đã giúp Zhang trở thành tỷ phú Trung Quốc hiếm hoi ghi nhận tài sản tăng trong năm nay. Ông hiện sở hữu 22% cổ phần công ty.
9. Robin Zeng
Các khách hàng của CATL gồm BMW, Volkswagen, Geely và có thể là cả Tesla. CATL gần đây công bố kế hoạch huy động 9 tỷ USD để mở rộng sản xuất pin.
10. Bill Gates
Dù vậy, tài sản của ông vẫn tăng khá tốt. Bất chấp việc rời top 2 giàu nhất nước Mỹ lần đầu tiên trong 30 năm và chia hơn 6 tỷ USD cho vợ cũ Melinda, Gates vẫn giàu hơn đầu năm nay gần 19 tỷ USD. Tài sản của ông tăng lên nhờ danh mục đầu tư sinh lời tốt.