Khi say rượu, bạn có thể rơi vào tình trạng mờ mắt, nói ngọng, ảnh hưởng đến thính giác và thậm chí là mất kiểm soát. Thùy đỉnh trong tai khi xử lý thông tin cảm giác cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, bạn có thể mất kỹ năng vận động tinh và thời gian phản ứng chậm hơn.
Theo các chuyên gia sức khỏe đánh giá, tác động của rượu đối với não đã được chứng minh và nếu uống với số lượng lớn, rượu sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành động của người uống. Theo Viện quốc gia về lạm dụng rượu và Nghiện rượu, hơn 85% người trưởng thành biết uống rượu và có đến 50% uống đến mức say.
Mặc dù thỉnh thoảng uống rượu thì sẽ không có khả năng gây ra vấn đề về sức khỏe, nhưng uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng đến não và lạm dụng rượu có thể sức khỏe bị giảm dần theo thời gian.
Rượu ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Các chuyên gia y tế nói rằng rượu ảnh hưởng đến cơ thể bạn rất nhanh chóng và nó được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày vào máu. Khi rượu đến dòng máu, nó sẽ lan vào các mô khắp cơ thể. Rượu chỉ mất năm phút để đến não và làm suy yếu khả năng nhận thức của bạn.
Khoảng 20 phút sau gan bắt đầu phải xử lý rượu, đồng thời, rượu có thể tồn tại trong nước tiểu tới 80 giờ và ở nang lông cho đến ba tháng.
Rượu ảnh hưởng đến não như thế nào?
Mặc dù rượu có tác động lên toàn bộ cơ thể, nhưng bộ não chịu trách nhiệm ngay lập tức. Rượu cản trở hệ thống liên lạc của não và làm chậm quá trình xử lý thông tin.
Một số giai đoạn say rượu
Tình trạng say thăng hoa: Khi nồng độ cồn trong máu nằm trong khoảng 0,01 - 0,05, nó được tính là giai đoạn đầu của tình trạng say. Trông bạn có thể không giống như đã uống rượu, nhưng thời gian phản ứng, hành vi và khả năng phán đoán của bạn có thể bị thay đổi đôi chút.
Hưng phấn: Nó xảy ra trong giai đoạn đầu uống rượu khi não của bạn có xu hướng giải phóng nhiều dopamine hơn, chất hóa học liên quan đến khoái cảm. Mặc dù người uống có thể cảm thấy thư giãn, nhưng khả năng suy luận và trí nhớ của não bộ sẽ bị suy giảm nhiều hơn, với nồng độ cồn trong máu nằm trong khoảng 0,03-0,12.
Hưng phấn cao hơn: Khi bạn đạt đến giai đoạn này, nồng độ cồn trong máu cũng đạt từ 0,09 - 0,25 và bạn đã say. Mức độ say này ảnh hưởng đến thùy chẩm, thùy thái dương và thùy trán.
Uống quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ mờ mắt, nói và nghe chậm, thiếu kiểm soát, phản ứng chậm... và có thể mất kỹ năng vận động tinh và thời gian phản ứng chậm hơn.
Sự hoang mang: Trong giai đoạn này, não mất khả năng phối hợp và bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và nguy cơ mất bị mất trí nhớ.
Uống bao nhiêu là quá nhiều?
Phản ứng của cơ thể với rượu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi, giới tính, sức khỏe, lượng uống… Ngoài ra, những người thỉnh thoảng uống rượu có thể hồi phục nhanh sau khi họ tỉnh táo.
Những người uống vừa phải - một hoặc hai ly mỗi ngày – cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Tuy nhiên, những người nghiện rượu nặng hoặc mãn tính có ảnh hưởng thực sự xấu đến sức khỏe của họ. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng.
Thậm chí, nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư cũng như tổn thương não nghiêm trọng và có thể mất khả năng vĩnh viễn./.