Thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên hôm qua nhưng vẫn ở mức khá. VN-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 920 triệu đơn vị, với giá trị 14 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 115.2 triệu đơn vị, với giá trị 1.5 ngàn tỷ đồng.
VN-Index có diễn biến giằng co trong phiên chiều song đã có sự suy yếu trước áp lực điều chỉnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Kết phiên, VIC là trụ đỡ chính giúp VN-Index không giảm sâu khi ghi nhận mức tăng trần 6.9% và đóng góp 4.7 điểm tăng cho chỉ số. Ngược lại, VCB, GAS và VPB là những mã gây áp lực lớn lên cho chỉ số.
HNX-Index cũng có diễn biến cùng chiều trước sắc đỏ của các mã CEO (-9.63%), SHS (-4.44%), MBS (-5.11%), BAB (-2.14%),…
Sắc đỏ áp đảo tại nhóm cổ phiếu nông - lâm - ngư với 9 mã giảm và 2 mã tăng. Trong đó, SJF giảm sàn 7%, HNG, ASM và CTP giảm hơn 6%, HAG mất 3.57%,... Tại nhóm bán buôn, nhiều cổ phiếu ghi nhận mức giảm sâu như DGW (-6.82%), PLX (-3.31%), PET (-3.34%), SMC (-5.5%),… Ngoài ra nhóm cổ phiếu bất động sản lao dốc với 65 mã giảm và 7 mã tăng, nhóm chứng khoán có 19 mã giảm và 3 mã tăng,…
Khối ngoại mua ròng tổng cộng 1,002 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó VIC và VHM là hai mã được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 26.9 tỷ đồng, trong đó PVS là mã được mua ròng nhiều nhất.
Phiên sáng: Xuất hiện giằng co
Sự giằng co đã xuất hiện trong phiên giao dịch sáng nay, tạm kết phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 0.2 điểm, chạm mức 1048.89 điểm; HNX-Index giảm 2.17 điểm, còn 210.62 điểm. Toàn thị trường nghiêng về bên bán với 542 mã giảm và 197 mã tăng. Rổ VN30 cũng tương tự khi sắc đỏ chiếm ưu thế với 14 mã giảm, 13 mã tăng và 3 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 467 triệu đơn vị, với giá trị hơn 7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt gần 63 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt gần 863 tỷ đồng.
Kết phiên sáng, sắc đỏ chiếm ưu thế hơn khi nhìn vào tổng thể các ngành. Trong đó, khai khoáng là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 1.32%. Ở chiều ngược lại, bán buôn là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 2.57%
Khối ngoại mua ròng hơn 426 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó cổ phiếu VIC, VHM đang được mua nhiêu nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 10.6 tỷ đồng, trong đó khối lượng mua ròng tập trung nhiều nhất ở mã PVS.
10h35: Nhóm bất động sản chịu áp lực bán
Thị trường biến động giằng co quanh tham chiếu khi lực bán bắt đầu quay trở lại. Tới 10h30, VN-Index và HNX-Index đều giảm hơn 2 điểm.
HPG là mã giảm có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN30-Index khi lấy đi hơn 2.2 điểm. Theo sau là STB và VPB khi lần lượt lấy đi hơn 1 điểm từ chỉ số. Ngược lại, VIC đang ra sức “gồng gánh” thị trường khi có mức đóng góp hơn 3.2 điểm và là mã giao dịch tốt nhất VN30.
Nhóm ngành bất động sản chứng kiến phiên giao dịch bi quan trở lại như DXG, HPX, IDJ, DXS… giảm sàn, bên cạnh đó còn có các mã giảm mạnh như DIG, PDR, HQC, CEO giảm trên 6%...
Nhóm ngành thép sau chuỗi tăng ấn tượng cũng quay đầu điều chỉnh giảm sâu như HPG giảm gần 4%, NKG giảm hơn 4%, HSG giảm hơn 5%...
So với đầu phiên, lực bán vẫn đang chiếm ưu thế hơn. Số mã giảm đang là 500 mã và số mã tăng là 177 mã.
Mở cửa: VIC đang là trụ chính cho VN-Index
Thị trường chứng khoán đang trở nên thận trọng hơn. VN-Index giảm điểm nhẹ sau phiên ATO nhưng nhanh chóng bật tăng trở lại. Nhóm cổ phiếu Large Cap hiện đang là trụ chính cho chỉ số.
VN-Index hiện đang tăng hơn 11 điểm, giao dịch quanh mức 1,059.02 điểm; HNX tăng hơn 1 điểm, giao dịch quanh mức 214 điểm.
Sắc xanh chiếm ưu thế hoàn toàn trong rổ VN30 với 17 mã tăng, 10 mã giảm và 3 mã đứng giá. Trong đó, VIC, MSN và VCB là những cổ phiếu tăng mạnh nhất rổ. Đây cũng là những mã có tác động tích cực nhất đến đà tăng của VN-Index. Tính riêng VIC đã góp gần 3.5 điểm tăng cho chỉ số này.
Về nhóm ngành, nông lâm ngư đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường. Bộ đôi HAG và HNG cùng tăng tốt lần lượt ở mức 3.99% và 4.58%.
Theo sau đó là các nhóm ngành như thực phẩm đồ uống, chế biến thủy sản. Các ông lớn như VNM, MSN, SAB đều hiện sắc xanh tích cực.