Techcombank có nộp hồ sơ giả cho Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm?

21/12/2021 09:43

Ngoài việc âm thầm đưa khách hàng (VIP) vào “thế nợ xấu” và đột ngột làm đơn khởi kiện vụ án dân sự, Techcombank còn có dấu hiệu làm giả hồ sơ gửi Tòa án Nhân dân quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) …

Theo phản ánh của người dân, năm 2009 bà H.T.B (sau đây gọi là KH) có vay vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với tổng số tiền là 25 tỷ đồng, thời hạn vay 20 năm, tài sản đảm bảo là 01 căn nhà mặt tiền phố Láng Hạ (Ba Đình, Hà Nội). Sau 01 năm thực hiện nghĩa vụ với Techcombank, bà B có nhu cầu tất toán khoản vay nhưng phải chịu 700 triệu đồng tiền phạt do thanh toán trước hạn. Tuy nhiên, phía Techcombank ở thời điểm đó đã thuyết phục bà B tiếp tục vay đủ 03 năm sẽ không bị phạt. Vì vậy, bà B đã tiếp tục duy trì thực hiện nghĩa vụ sang năm thứ 03 và đã thanh toán số tiền gốc 3.750.012.000 đồng theo kỳ hạn cùng với tiền lãi trung bình lên đến 350.000.000 đồng/tháng.

Tính đến tháng 01/2013 (sau 36 tháng), bà B đã thanh toán 32.000.000.000 (Ba mươi hai tỷ đồng) cho Techcombank, trong đó, tiền gốc là 19,4 tỷ đồng và tiền lãi 12,6 tỷ đồng. Theo tính toán của bà B thì tiền gốc chỉ còn lại 5,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiền có nhưng có “được trả nợ” hay không lại là một chuyện vì phía Techcombank viện dẫn nhiều lý do để trì hoãn như: Tính tiền phạt trước hạn, không thống kê, chốt số nợ gốc không chính xác…

Ngày 31/07/2013, Techcombank AMC ra thông báo số 3609/2013/TB/AMC về việc vi phạm nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ trả nợ và thu hồi toàn bộ khoản nợ trước hạn, yêu cầu bà B phải thanh toán khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác trước ngày 10/8/2013. Như vậy, bằng thông báo số 3609/2013/TB/AMC, Techcombank đã đơn phương chấm dứt thời hạn cho vay 240 tháng theo hợp đồng tín dụng.

Nguyên nhân do Techcombank không chốt được số nợ gốc nên bà B không thể thanh toán xong phần nợ gốc còn lại. Dù khách hàng liên tục yêu cầu được tất toán khoản vay nhưng không hiểu vì lý do gì mà phía Techcombank trì hoãn, kéo dài và im lặng mà không có bất cứ một thông báo hay giải thích nào về yêu cầu của khách hàng?!

Techcombank Nop Ho So Gia Cho Toa An Nhan Dan Quan Nam Tu LiemBuổi làm việc giữa KH và đại diện Techcombank

Theo bà B, chia sẻ: “Trên thực tế tôi đã bị phạt gần 200 triệu nhưng Techcombank “âm thầm” chuyển vào tài khoản chồng tôi mà không có thông báo bằng miệng hay văn bản nào. Đây là một trong các mấu chốt của vấn đề, tại thời điểm 2013, lãi suất dao động trên dưới 20%/năm, việc trụ vững và có tiền đóng lãi không phải dễ dàng nhưng tôi đã làm tròn nghĩa vụ của bên vay. Tuy nhiên, do phía Techcombank trì hoàn, gây khó dễ, không đưa ra con số để chốt sổ nên tôi chưa thể tất toán khoản vay và hàng tháng vẫn phải đóng lãi cho ngân hàng. Như vậy, tôi hiểu là cách làm này khiến doanh nghiệp nai lưng ra làm thuê cho ngân hàng”.

Tháng 02/2020, Techcombank đã kiện KH ra Tòa án Nhân dân quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) yêu cầu phải thanh toán số tiền 16.522.861.029 đồng sau 7 năm im lặng. Trong đó, nợ gốc là 6.299.103.271 đồng; nợ lãi, phạt và các khoản chi phí liên quan là 10.223.757.758 đồng (cao gấp 02 lần nợ gốc theo tính toán của bà B). Bức xúc vì là VIP của ngân hàng, các hoạt động giao dịch với Techcombank diễn ra thường xuyên nhưng bà B không nhận được bất kỳ thông báo nào để rồi “bất ngờ vào thế” nợ xấu và bị kiện ra Tòa án. Sau đó, chính Techcombank đã rút một phần nội dung khởi kiện là số tiền 5,2 tỷ đồng.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hải (thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội): Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên có yêu cầu. Khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 quy định: “1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp…”. Như vậy, nghĩa vụ chứng minh khoản nợ gốc thuộc về nguyên đơn là Techcombank. Việc Techcombank cung cấp tài liệu không có cơ sở xác thực thì Tòa án có thể trả lại hồ sơ.

Nhưng theo bà B thì Techcombank chưa đưa ra được các tài liệu thể hiện chính xác số liệu theo yêu cầu. Quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án, bà B và Thẩm phán thụ lý vụ án đã yêu cầu cung cấp bổ sung tài liệu để làm rõ tranh chấp nhưng Techcombank vẫn từ chối mà không rõ lý do?!

Techcombank Nop Ho So Gia Cho Toa An Nhan Dan Quan Nam Tu Liem 3Bút lục 141 Techcombank gửi Tòa án quận Nam Từ Liêm

Đặc biệt, quá trình tòa án giải quyết vụ án có tài liệu là Phiếu chuyển phát mã EE109850988 VN ngày 17/03/2020 do phía nguyên đơn là Techcombank cung cấp cho Tòa án Nhân dân quận Nam Từ Liêm không có dấu bưu điện. Techcombank Nop Ho So Gia Cho Toa An Nhan Dan Quan Nam Tu Liem 2

Bưu điện Hà Nội khẳng định không chấp nhận bửu gửi nào có số hiệu EE109850988VN từ Techcombank AMCNgày 12/4/2021, bà B lại bất ngờ nhận được thông báo bằng văn bản từ phòng xử lý nợ của Techcombank với xác nhận dư nợ tính đến ngày 07/4/2021 của bà B tại ngân hàng với nợ gốc là gần 6,3 tỷ đồng, nợ lãi là hơn 12,5 tỷ đồng.

Là VIP của Techcombank nhưng việc Techcombank im lặng rồi đột ngột khởi kiện sau gần 7 năm khiến VIP cảm thấy không chấp nhận được, nhận thấy quyền lợi của VIP tại Techcombank không được đảm bảo, ít nhất là việc thông báo các khoản nợ, lãi hay các chương trình ưu đãi đặc biệt phải được thông báo hàng tháng để khách hàng biết và thực hiện. Tuy nhiên, bà B không thấy việc làm đó của Techcombank.

 

Bạn đang đọc bài viết "Techcombank có nộp hồ sơ giả cho Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm?" tại chuyên mục Tài chính. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).  
Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).