Ảnh minh họa.
Vào thời điểm viết bài lúc 5:20 sáng hôm nay ngày 5-9, Bitcoin đang giao dịch ngay dưới mốc 20.000 USD ở mức 19.873 USD, tổng vốn hóa thị trường của Bitcoin là 380 tỷ USD, tỷ lệ thống trị là 38,8%.
Mặc dù BTC vẫn rực đỏ trên biểu đồ hàng tháng, nhưng niềm tin của các nhà đầu tư đối với Bitcoin dường như không giảm. Điều này cũng có thể được coi là một tín hiệu tích cực cho vua coin.
Với rất nhiều sự kiện xảy ra, chúng ta có thể mong đợi phe bò sẽ thúc đẩy đợt tăng giá tiếp theo của BTC.
Thị trường mong đợi gì?
Gần đây, số lượng địa chỉ nắm giữ hơn 1 BTC vừa đạt ATH (mức cao nhất mọi thời đại) là 900.232, cho thấy rằng các nhà đầu tư đang mong đợi một đợt tăng giá trong những ngày tới.
Nguồn: Twitter
Nhà phân tích TAnalyst gần đây đã đăng một biểu đồ cho thấy “Bitcoin đã sẵn sàng cho một đợt tăng giá khổng lồ”.
Nguồn: Twitter
Ngoài ra, theo nhà phân tích này, mô hình nêm tăng đã được hình thành trên biểu đồ cho thấy khả năng BTC tăng giá trong những ngày tới.
Tổng dòng ra (outflow) khỏi sàn giao dịch của BTC cũng củng cố thêm cho quan điểm của nhà phân tích TAnalyst khi chỉ báo tăng nhẹ cho thấy tín hiệu BTC tăng giá.
Nguồn: Glassnode
Hơn nữa, tỷ lệ Reserve Risk (dự trữ rủi ro) của Bitcoin cũng giảm đáng kể. Điều này có thể báo hiệu đáy thị trường cùng với việc tạo cơ hội tích lũy cho các nhà đầu tư khi tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tăng lên.
Nguồn: Glassnode
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại không cho là như vậy. Nhà phân tích Maartunn tại CryptoQuant đã chỉ ra rằng phe gấu vẫn có thể đang chiếm lợi thế trên thị trường.
Theo dữ liệu hiện tại, một lượng lớn BTC đã được các thợ đào chuyển lên sàn giao dịch sau đó là một đợt lao dốc về giá, xu hướng tương tự đã được thấy vào tháng 5 và tháng 6.
Nguồn: CryptoQuant
Hơn nữa, vào ngày 2-9 các thợ đào đã chuyển 4.400 BTC lên các sàn giao dịch, lịch sử có thể lặp lại. Có khả năng giá BTC sẽ giảm mạnh trong những ngày tới.
Biểu đồ giá Bitcoin
Biểu đồ BTC khung 4 giờ đã vẽ nên một bức tranh mơ hồ về hành động giá khi nhiều chỉ báo nhấp nháy các tín hiệu khác nhau. EMA Ribbon cho thấy khả năng có một đợt tăng giá khi khoảng cách giữa đường EMA 20 ngày và 55 ngày giảm xuống, tạo cơ hội cho sự giao cắt nhau trong xu hướng tăng giá. Hơn nữa, một tam giác tăng dần được hình thành làm tăng cơ hội di chuyển lên cao hơn.
Nguồn: TradingView
Tuy nhiên, RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) và MACD (đường trung bình động hội tụ phân kỳ) lại kể một câu chuyện khác. RSI đã ghi nhận một xu hướng giảm trong khi MACD hình thành giao cắt giảm giá, làm giảm cơ hội breakout trong ngắn hạn.