Thực phẩm tốt, tâm trạng tốt: Tiến sĩ Harvard giải thích mối liên hệ bất ngờ giữa đường tiêu hóa và bệnh trầm cảm

15/01/2021 21:06

Những gì bạn ăn, đặc biệt là thực phẩm có chứa chất phụ gia, thực phẩm chế biến, ảnh hưởng đến môi trường đường ruột, và có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh bệnh trầm cảm.

Hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi chúng ta được sinh ra. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật của một người được tạo ra trong vòng 1.000 ngày đầu tiên từ khi ra đời và trong giai đoạn này, nó sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Tuy nhiên, ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn và bắt đầu chịu tác động từ nhiều yếu tố khác trong môi trường sống.

Thực phẩm chế biến sẵn là "kẻ thù" của sức khỏe đường ruột

Các loại thực phẩm chế biến có chứa các chất phụ gia, các hóa chất để tạo màu, tạo vị - chứa hàm lượng đường, tinh bột hay chất béo hydro hóa cao - để trở nên ngon hơn và đem lại lợi ích về chi phí cho nhà sản xuất.

Những thực phẩm như vậy rất phổ biến trong chế độ ăn uống của người phương Tây. Một số ví dụ về thực phẩm chế biến sẵn là các loại thực phẩm đóng hộp, trái cây sấy khô tẩm đường và các sản phẩm thịt muối. Một số ví dụ về thực phẩm siêu chế biến là soda, thực phẩm ăn nhẹ đóng gói có đường hoặc mặn, bánh mì đóng gói, bánh bao và bánh ngọt, cá hoặc gà viên,

Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên sửa lại thói quen ăn uống của mình trước khi thử các liệu pháp điều trị (probiotics, prebiotics) để cải thiện sức khỏe đường ruột của mình. Ăn các loại thực phẩm toàn phần có nguồn gốc thực vật sẽ có lợi với sức khỏe đường ruột hơn. Đồng thời, các nhà khoa học cũng khuyến khích bạn tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn những thực phẩm chế biến sẵn và siêu chế biến để hạn chế tác động từ các phụ gia và hóa chất bảo quản.

Chế độ ăn ảnh hưởng tới bệnh trầm cảm như thế nào?

 

Thực phẩm tốt, tâm trạng tốt: Tiến sĩ Harvard giải thích mối liên hệ bất ngờ giữa đường tiêu hóa và bệnh trầm cảm - Ảnh 1.
 

 

Trước hết, các nhà khoa học trong lĩnh vực tâm thần dinh dưỡng nhấn mạnh: Sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của con người.

Khi chúng ta xem xét mối liên hệ này, một cơ sở lý thuyết quan trọng cần nắm được là 90% các thụ thể serotonin nằm trong ruột. Một người được kê đơn thuốc chống trầm cảm, mà phổ biến nhất là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thường gặp các tác dụng phụ liên quan đến đường ruột với các dấu hiệu phổ biến sau: Cảm thấy buồn nôn, bị tiêu chảy hoặc mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não giải thích cho chúng ta về ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bệnh tật của cơ thể bao gồm cả bệnh trầm cảm và stress.

Khi sự cân bằng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn gây hại bị phá vỡ, cơ thể có khả năng bị nhiễm bệnh như: bệnh viêm ruột (IBD), hen suyễn, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và các vấn đề về nhận thức và tâm trạng… Ví dụ, nguyên nhân của bệnh viêm ruột IBD là do rối loạn chức năng tương tác giữa vi sinh (vi khuẩn), niêm mạc ruột và hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng (như chế độ ăn Địa Trung Hải) có thể giúp cơ thể chống lại bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu khác đề xuất một danh sách 12 thực phẩm liên quan đến việc ngăn ngừa và điều trị trầm cảm, trong đó nhắc đến các thực phẩm như hàu, trai, cá hồi, cải xoong, rau bina, xà lách romaine, súp lơ và dâu tây.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là hữu ích trong điều trị bệnh trầm cảm, nhưng đây cũng chỉ là một phần của việc điều trị và không thể nào thay thế thuốc và điều trị y học. Đối với việc lựa chọn chế độ ăn uống như một phương pháp điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn cần đặc biệt ghi nhớ: phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với các vấn đề trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa. Đối với những vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm đến mức muốn tự sát… bạn nên đến khám bác sĩ để có những liệu trình điều trị chuyên nghiệp.

Phương pháp để có đường ruột khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ trầm cảm

 

Thực phẩm tốt, tâm trạng tốt: Tiến sĩ Harvard giải thích mối liên hệ bất ngờ giữa đường tiêu hóa và bệnh trầm cảm - Ảnh 2.
 

 

 

 

Trên cơ sở phân tích những tác động tiêu cực của các thực phẩm chế biến, chúng ta đều nhận thức được việc nên tránh các loại thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn, vì chúng sẽ giết chết lợi khuẩn trong ruột. Thay vào đó, hãy:

1.Thay vì mua các loại nước ép rau hoặc trái cây đóng hộp, hãy cân nhắc việc tăng cường ăn trái cây tươi và rau quả.

2. Ăn đủ chất xơ bằng cách bổ sung ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu trong chế độ ăn uống của bạn.

3.Ngoài ra, hãy chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua nguyên chất không đường trong chế độ ăn.

4. Để giảm lượng đường vào bữa sáng, bạn có thể thêm quế vào sữa chua nguyên chất, ăn cùng với quả mọng, bột yến mạch, bánh pudding hoặc hạt chia. Đây là một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe đường ruột.

5. Bổ sung thực phẩm lên men như kefir (không đường), dưa cải bắp hoặc kim chi vào thực đơn bữa ăn để duy trì đường ruột khỏe mạnh.

6. Cân bằng hải sản, thịt gia cầm nạc và hạn chế thịt đỏ trong mỗi bữa ăn.

7. Thêm nhiều loại trái cây và rau tươi vào chế độ ăn uống của bạn và cân nhắc lựa chọn một số sản phẩm hữu cơ.

Bạn đang đọc bài viết "Thực phẩm tốt, tâm trạng tốt: Tiến sĩ Harvard giải thích mối liên hệ bất ngờ giữa đường tiêu hóa và bệnh trầm cảm" tại chuyên mục Đời sống. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).