Dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của các nhà băng trên đều giảm, song nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tại một số ngân hàng lại tăng.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một nhà băng không kiểm soát được nợ xấu dưới mức này sẽ bị giới hạn nhiều hoạt động. Đơn cử, theo quy định tại Thông tư 16/2021, ngân hàng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp hay theo Thông tư 22/2019, ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu cũng như mua, nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng khác.
Tại SeABank, nợ nhóm 5 tăng 11,2%. Nợ nhóm 5 tại style="text-align cũng tăng tới 35%. Tỷ lệ tăng này tại align: justify;"> là 46%, tại MSB là 3%, Eximbank 21%...
Những ngân hàng còn lại gồm ABBank, TPBank, BacABank, Saigonbank, PGBank, LienVietPostBank, Bản Việt, ACB, MB… ghi nhận nợ xấu tăng so với đầu năm. Trong đó, chỉ PGBank có nợ nhóm 5 giảm nhẹ so với cùng kỳ, còn lại tất cả đều tăng.
Trong đó, mức tăng nợ nhóm 5 tại ngày 30/9 so với hồi đầu năm tại TPBank lên tới 124%, ACB 131%, MB 85%, VietBank 99,7%, Saigonbank 43%, LienVietPostBank 35,6%, ABBank 39%... Riêng ACB lần đầu ghi nhận tỷ lệ nợ xấu vượt 1%, kể từ năm 2018.
Nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ xấu của các nhà băng. Tỷ lệ này tại BacABank 83,5%, PGBank 75%, VietBank 74%, VietCapitalBank 68%, Saigonbank 65%, SeABank 66,4%, ABBank 63%, TPBank 46,7%, MB 34%...
HDBank có tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,65% hồi đầu năm về 1,54%, hay SeABank cũng giảm từ mức 1,65% xuống 1,59%. Một ngân hàng tầm trung khác là BaoVietBank cũng có tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,9% xuống 3,2%, MSB nợ xấu giảm từ 1,74% xuống 1,08%, Eximbank giảm từ 1,96% xuống 1,9%. Techcombank cũng là một trong những đơn vị có tỷ lệ nợ xấu giảm, từ mức 0,66% đầu năm xuống còn 0,65%.
Trong số những nhà băng sớm công bố báo cáo tài chính, các đơn vị có tỷ lệ nợ xấu vượt 3%, gồm BaoVietBank (3,2%), VietBank (4,3%), VPBank (5,01%). Đặc biệt tại NCB, tỷ lệ nợ xấu nhảy vọt lên 14,7%, tương ứng cứ 100 đồng thì có gần 15 đồng nợ xấu.
Tại VPBank, tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 4,47% hồi đầu năm. Nhà băng này thường xuyên có tỷ lệ nợ xấu vượt 3% trên báo cáo tài chính hợp nhất. Con số này đã bao gồm cả dư nợ của FE Credit. Nếu tính riêng số liệu của ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu của VPBank chỉ là hơn 2%.
Tại BaoVietBank, tính đến hết 30/9, tổng số nợ xấu tại đây giảm 23% so với đầu năm, xuống còn 964 tỷ đồng. Trong đó, các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều lần lượt giảm 62%, 37%, 12% so với đầu năm. Tuy nhiên, dù đã cải thiện so với con số 4,9% hồi đầu năm, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng vẫn ở trên ngưỡng 3%.
Thời điểm 30/9, tổng nợ xấu của VietBank là 2.486 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi lên 1.841 tỷ đồng.
Tính đến hết quý III, tổng dư nợ cho vay khách hàng của NCB tăng 8,4% so với đầu năm lên 45.163 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng hơn 3 lần, nợ nhóm 2 tăng 14 lần, nợ nhóm 5 tăng gần 3 lần. Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ, từ 1.249 tỷ đồng lên 6.648 tỷ đồng.
Từ trước đó, giới chuyên gia tài chính ngân hàng từng nhiều lần cảnh báo tác động tồn dư của dịch Covid-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay sẽ gây áp lực lớn tới diễn biến nợ xấu tại các ngân hàng.