Hiệu ứng tháng Giêng khó có thể quay trở lại

07/01/2023 13:52

Hiệu ứng tháng Giêng được định nghĩa là những nhịp tăng của thị trường trong giai đoạn đầu năm, tuy vậy, hiệu ứng này đã không ghi nhận kể từ năm 2020 đến 2022.

Trong Chương trình Bí mật đồng tiền số, ông Vũ Đức Nam (Nathan Vũ), Giám đốc Đầu tư - Art Investor cho rằng, bối cảnh chung của mỗi năm sẽ mỗi khác, vấn đề nằm ở việc trong tháng Giêng, thị trường sẽ có câu chuyện gì để kỳ vọng. Theo ông, sự kỳ vọng của thị trường sẽ đến trong cuối tháng 1, khi các công ty công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022. Ngoài ra, động lực về dòng tiền vẫn sẽ kỳ vọng vào dòng tiền nước ngoài.

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi mua ròng 30 phiên liên tiếp, tổng giá trị hơn 20.000 tỷ đồng. Theo ông Nam, dòng tiền nước ngoài sẽ được xem là nguồn vốn “mồi” hỗ trợ cho xung lực thị trường. Nhìn vào 1 tuần trước khi 2022 kết thúc, gần như giao dịch “ảm đạm”, mọi chỉ số đều không lạc quan.

Do vậy, thường sẽ có một hiệu ứng mang tính chất vật lý trong tháng 1, có thể không phải hết tháng, nhưng trong một khoảng thời gian đủ để tạo hứng phấn nào đó cho mọi người trước khi nhận được kết quả kinh doanh quý IV, nghĩa là có sự phân hoá giữa đầu tháng và nửa sau của tháng. Ngày đầu năm mới, nhà đầu tư hồ hởi, chỉ số tích sẽ tích cực. Tuy nhiên, đổi lại, khi các thông tin báo cáo kết quả kinh doanh quý IV không quá lạc quan và dòng tiền nước ngoài chậm lại thì lúc đó chỉ số sẽ có sự phân hoá so với giai đoạn đầu tháng. Nên có thể nói là cần thận trọng với kết quả kinh doanh quý IV.

Trong Chương trình Bí mật đồng tiền số, ông Vũ Đức Nam (Nathan Vũ), Giám đốc Đầu tư - Art Investor cho rằng, bối cảnh chung của mỗi năm sẽ mỗi khác, vấn đề nằm ở việc trong tháng Giêng, thị trường sẽ có câu chuyện gì để kỳ vọng. Theo ông, sự kỳ vọng của thị trường sẽ đến trong cuối tháng 1, khi các công ty công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022. Ngoài ra, động lực về dòng tiền vẫn sẽ kỳ vọng vào dòng tiền nước ngoài.

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi mua ròng 30 phiên liên tiếp, tổng giá trị hơn 20.000 tỷ đồng. Theo ông Nam, dòng tiền nước ngoài sẽ được xem là nguồn vốn “mồi” hỗ trợ cho xung lực thị trường. Nhìn vào 1 tuần trước khi 2022 kết thúc, gần như giao dịch “ảm đạm”, mọi chỉ số đều không lạc quan.

Do vậy, thường sẽ có một hiệu ứng mang tính chất vật lý trong tháng 1, có thể không phải hết tháng, nhưng trong một khoảng thời gian đủ để tạo hứng phấn nào đó cho mọi người trước khi nhận được kết quả kinh doanh quý IV, nghĩa là có sự phân hoá giữa đầu tháng và nửa sau của tháng. Ngày đầu năm mới, nhà đầu tư hồ hởi, chỉ số tích sẽ tích cực. Tuy nhiên, đổi lại, khi các thông tin báo cáo kết quả kinh doanh quý IV không quá lạc quan và dòng tiền nước ngoài chậm lại thì lúc đó chỉ số sẽ có sự phân hoá so với giai đoạn đầu tháng. Nên có thể nói là cần thận trọng với kết quả kinh doanh quý IV.

ck-1673067993.jpg
 

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế Trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển Công ty cổ phần Chứng khoán SSI chia sẻ thêm, đối với Việt Nam, tháng 1 là giai đoạn mà các quỹ đầu tư nước ngoài giải ngân (như năm 2012, 2013, 2014), nhưng gần đây chuyện đó không xảy ra. Theo ông, năm nay cũng sẽ là câu chuyện khó xảy ra, bởi nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân rất mạnh trong giai đoạn tháng 10, tháng 11 vừa qua.

Vậy nên, việc kỳ vọng một đợt giải ngân mạnh nữa vào tháng 1 để đẩy thị trường lên là tương đối khó. Bên cạnh đó, tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài trên tổng giao dịch cũng khá là thấp so với ngày xưa.

Dòng tiền nước ngoài vẫn sẽ đổ nhiều vào ETF. Do vào cuối năm, với mức định giá thấp, ETF đã trở thành lựa chọn khá tốt cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ chưa biết chọn gì ở thị trường Việt Nam, trong lúc định giá chung là rẻ, tham gia vào khá dễ, nên dòng tiền giải ngân khá mạnh trong giai đoạn thị trường thấp như vậy.

Về động thái của các quỹ đầu tư chủ động, ông Nam nhận định, các quỹ đầu tư nước ngoài nhìn vào Việt Nam dưới vị thế là đang trong mức nền định giá hấp dẫn. Trong khi đó, về vĩ mô thì chắc chắn Việt Nam sẽ không có tăng trưởng âm, chỉ có slow down về mặt kỹ thuật. Do đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực và đó vẫn rất hấp dẫn đối với nhiều quỹ đầu tư chủ động.

Ông Nam cũng nhấn mạnh thêm rằng, sẽ không đặt kỳ vọng vào các quỹ đầu tư chủ động ở Mỹ hay EU, mà là những quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, đây là các quỹ vẫn đang rất tích cực tham gia vào thị trường Việt Nam.

Kỳ vọng gì cho biên bản họp sắp tới của Fed?

Theo ông Nam, xu hướng lạm phát của Mỹ đã vào đỉnh và đi xuống một cách khá rõ ràng ở mức 7%. Tuy vậy, vẫn là mức cao so với lịch sử, vấn đề quan trọng hơn là tốc độ đi xuống từ 7% xuống dưới mức mục tiêu trong dài hạn - 2% sẽ mất bao lâu. Còn đối với khu vực khác, đặc biệt là EU và Anh thì lạm phát vẫn đang ở vùng đỉnh, hiện nay chưa có xu hướng đi xuống rõ ràng. Ông Nam cho rằng, lạm phát là một trong những chỉ báo quan trọng tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Mặc dù lạm phát của Mỹ đang có xu hướng đi xuống, nhưng lãi suất điều hành vẫn duy trì ở ngưỡng cao hơn so với lạm phát. Mà lạm phát là một trong những biến số quan trọng trong chính sách điều hành lãi suất. Hiện tại, lãi suất điều hành của Mỹ là 4,5%, trong khi lạm phát là 7%. Nếu như mà tốc độ từ nay đến cuối năm 2023 không xuống dưới 5% thì tốc độ tăng lãi suất vẫn sẽ tiếp tục.

Ở một góc độ khác, ông Hưng cho rằng, thị trường hiện tại đang không thực sự tin vào Fed. Mối quan tâm của ông Hưng sẽ là: “Ở thời điểm này, liệu có sự bất đồng giữa các quan chức của Fed hay không?”. Bởi hiện nay, báo cáo của các Fed phạm vi khu vực (regional Fed) đều theo xu hướng là đi ngược lại với những điều Fed nói.

Ông Hưng ví dụ về báo cáo của Fed rằng, thị trường lao động hiện nay đang rất tốt, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Sau đó, có một báo cáo của một “regional Fed” công bố rằng – thực ra không tạo ra được 10 triệu việc làm, mà chỉ tạo ra được 10.000 việc làm. Điều đó thể hiện Fed đang nhìn vào một số liệu hoàn toàn sai.

Ngoài ra, về số liệu lạm phát, có một báo cáo khác từ “regional Fed” cho rằng chỉ số lạm phát mà Fed đang nhìn vào là không đúng, nếu cập nhật theo số thị trường, đặc biệt là một chỉ số quan trọng trong core inflation của Fed là giá thuê nhà – con số này đã giảm rất nhiều dựa trên các khảo sát của “regional Fed”. Trong khi đó, con số đấy theo Fed lại đang tăng “ầm ầm”. Một chỉ số nữa theo một “regional Fed” cho rằng là kinh tế Mỹ đã suy thoái, nhưng theo Fed thì kinh tế Mỹ đang rất ổn.

Có thể thấy, hàng loạt quan chức địa phương đang nói theo hướng ngược lại với Fed. Nên theo ông Hưng, trong biên bản họp sắp tới, ông sẽ dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề bất đồng này có được thể hiện, và nếu điều này xảy ra, thì có thể việc Fed “quay xe” sẽ diễn ra nhanh hơn.

“Hai không, hai có” trong năm 2023

Nói về hai điều không nên trong năm 2023, ông Hưng đúc kết ngắn gọn qua 2 câu nói “không dò đáy” và “không đoán đỉnh”, ông cho rằng, đây là bài học sẽ không bao giờ cũ dành cho các nhà đầu tư. Còn đối với ông Nam, “hai không” sẽ thiên nhiều về cơ hội đầu tư, ông cho rằng sẽ nói “không” với doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cụ thể hơn về doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nam cho rằng, 6 tháng đầu năm 2023 sẽ là thời điểm khó cho các hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như về ngành xuất khẩu cá tra, khi Trung Quốc mở cửa trở lại có thể bù đắp vào khoảng hao hụt từ việc giảm xuất khẩu sang Mỹ, EU. Tuy nhiên, giá cá tra 2022 tăng rất mạnh, tạo đỉnh trong tháng 6, 7, nên hiện tại, giá cá tra đang chu kỳ đi xuống. Năm 2022 hầu như sản lượng xuất khẩu cá tra không giảm, vì vậy trong năm 2023, giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU sẽ tốt hơn so với sang Trung Quốc, dẫn đến biên lợi nhuận sẽ không tốt bằng 2022.

Nói về yếu tố nên có trong 2023, ông Hưng đứng ở góc độ kinh nghiệm đầu tư, cho rằng, nhà đầu tư nên “chăm chỉ làm bài tập” – hiểu rõ về cổ phiếu mà mình lựa chọn bằng việc nghiên cứu và xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng. Thêm vào đó, câu chuyện quản trị rủi ro cũng nên tiếp tục được ưu tiên.

Còn đối với ông Nam, trong năm 2023, nên chọn những doanh nghiệp mà yếu tố đầu tiên nên là chất xúc tác, hay còn gọi là câu chuyện doanh nghiệp. Thứ hai, là nên chọn những doanh nghiệp chi trả cổ tức cao và có tăng trưởng lợi nhuận. Ông Nam đã gợi ý tại chương trình 3 mã cổ phiếu mà theo ông là có sự đan xen tiêu chuẩn “hai không, hai có” mà ông đề cập, đó là: CTD, TLG và IDC.

 

Bạn đang đọc bài viết "Hiệu ứng tháng Giêng khó có thể quay trở lại" tại chuyên mục Chứng khoán. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).