Hàng loạt trạm trộn bê tông khủng trên đất nông nghiệp
Xây dựng trái phép trên địa bàn phường Phước Tân đã trở thành ‘đặc sản’, không chỉ nhà ở, xưởng sản xuất, cụm công nghiệp mà còn rất nhiều trạm trộn bê tông được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân:
Trạm trộn bê tông của công ty TNHH BTNN ANCO đang hoạt động tại khu phố Tân Cang (cách mỏ đá Tân Cang khoảng 1,05km). Được xây dựng trên khu đất nông nghiệp rộng 151.870m2 thuộc tờ bản đồ số 45 gồm các thửa: thửa 45, diện tích 9.377,7m2 đất rừng sản xuất; thửa 103, diện tích 20.901m2 đất rừng sản; thửa 102 có diện tích 6.000m2 đất rừng sản xuất; thửa 31 có diện tích 8.661m2 đất trồng cây lâu năm; thửa 90 có diện tích 11.235m2 đất trồng cây lâu năm; thửa 89 có diện tích 4.043m2 và thửa 74 có diện tích 7.190m2 đều là đất trồng câu lâu năm.
Trạm trộn bê tông của công ty TNHH BTNN ANCO đang hoạt động tại khu phố Tân Cang (cách mỏ đá Tân Cang khoảng 1,05km). Được xây dựng trên khu đất nông nghiệp rộng 151.870m2 |
Trạm trộn bê tông của công ty TNHH BTNN ANCO đang hoạt động tại khu phố Tân Cang (cách mỏ đá Tân Cang khoảng 1,05km). Được xây dựng trên khu đất nông nghiệp rộng 151.870m2 |
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Bê Tông Đồng Tiến đang hoạt động tại khu phố Tân Lập được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm có diện tích 6.005m2 thuộc tờ bản đồ số 14, thửa số 2 do ông Phùng Ngọc Trung và bà Nguyễn Thị Thu Trang đứng tên chủ sử dụng.
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Bê Tông Đồng Tiến đang hoạt động tại khu phố Tân Lập được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm có diện tích 6.005m2 |
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Bê Tông Đồng Tiến đang hoạt động tại khu phố Tân Lập được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm có diện tích 6.005m2 |
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Thế Giới Nhà đặt tại tổ 9, khu phố Tân Cang, được xây dựng trên diện tích 43.101m2 đất rừng sản xuất thuộc tờ bản đồ số 32, thửa 83 do bà Trần Thị Công Ngôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng |
bê tông thừa được xả thẳng ra môi trường |
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Thế Giới Nhà đặt tại tổ 9, khu phố Tân Cang, được xây dựng trên diện tích 43.101m2 đất rừng sản xuất |
Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Đại Lộc Phát nằm trên tuyến đường Bắc Sơn – Long Thành thuộc khu phố Tân Cang. Được xây dựng trên khu đất tại tờ bản đồ số 5 bao gồm: thửa 39, diện tích 5.111m2 đất trồng cây lâu năm; thửa 61, diện tích 5.188m2 đất rừng sản xuất. Các thửa đất trên đều do bà Đỗ Thị Hoàng Liên đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát còn sử dụng thêm phần đất thuộc tờ bản đồ số 5, thửa 25 có diện tích 18.788m2 đất rừng sản xuất do ông Trần Văn Tôn đứng tên để làm đường đi vào trạm bê tông; còn phần cuối của thửa đất này, ngay tại vị trí giáp với thửa đất 39, tờ bản đồ số 5 là nơi xả thải phế phẩm bê tông sau khi hoạt động.
Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Đại Lộc Phát nằm trên tuyến đường Bắc Sơn – Long Thành thuộc khu phố Tân Cang. |
Môi trường ô nhiễm nặng nề |
Một trạm trộn bề thế như thế này vì sao chính quyền địa phương không nhìn thấy? |
Những trạm trộn bê tông này đã bao giờ thực hiện đánh giá tác động môi trường? |
Trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Xây Dựng Cầu Đường Tấn Lộc đang hoạt động tại khu phố Tân Cang được xây dựng trên diện tích 8.756m2 đất trồng cây hàng năm khác thuộc tờ bản đồ số 45, thửa 93 do ông Nguyễn Đức Thi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Xây Dựng Cầu Đường Tấn Lộc đang hoạt động tại khu phố Tân Cang được xây dựng trên diện tích 8.756m2 đất trồng cây hàng năm khác |
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng B.M.T – Chi nhánh Đồng Nai đặt tại khu phố Tân Cang được xây dựng trên một phần diện tích 63.200m2 đất trồng cây lâu năm thuộc tờ 45, thửa 68 do ông Vòng A Cẩu và bà Đinh Thị Bé là chủ sử dụng.
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng B.M.T – Chi nhánh Đồng Nai đặt tại khu phố Tân Cang được xây dựng trên một phần diện tích 63.200m2 đất trồng cây lâu năm |
Trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng B.M.T – Chi nhánh Đồng Nai đặt tại khu phố Tân Cang được xây dựng trên một phần diện tích 63.200m2 đất trồng cây lâu năm |
Khu đất với diện tích 20.617m2 gồm thửa 33, diện tích 10.300m2, thửa 34, diện tích 10.317m2 và thửa 66 diện tích 19.131m2. Cả 3 thửa này đều cùng thuộc tờ bản đồ 44 phường Phước Tân. Toàn bộ khu đất đang được người sử dụng xây dựng công trình (trạm trộn bê tông) với hàng rào chắn bằng tôn, cổng ra vào đang trong quá trình xây dựng. Bên trong đã lắp đặt một hệ thống máy trộn bê tông (có logo SANY của SIC); xây dựng xong 01 nhà tiền chế với khung sắt, vách, mái bằng tôn; và nhiều băng chuyền tải cát, đá, xi măng phục vụ cho việc sản xuất bê tông.
Một hệ thống máy trộn bê tông (có logo SANY của SIC); xây dựng xong 01 nhà tiền chế với khung sắt, vách, mái bằng tôn; và nhiều băng chuyền tải cát, đá, xi măng phục vụ cho việc sản xuất bê tông trên khu đất rộng 20.617m2 |
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xả thải gây ô nhiễm môi trường?
Tất cả các trạm trộn bê tông tại Phước Tân đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp để xây dựng trạm trộn bê tông. Tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định đối với tổ chức chuyển đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền đến 500.000.000 đồng, tùy thuộc vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép; Trường hợp chuyển đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang đất phi nông nghiệp thì có thể bị phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Trường hợp tổ chức tự ý chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì sẽ bị phạt tiền có thể lên đến 800.000.000 đồng tùy vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, việc xây dựng trạm trộn bê tông trên đất nông nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp giấy phép xây dựng. Bởi, theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Xây dựng quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị không theo tuyến phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể là Nghị định 91/2019/NĐ-CP nêu trên.
Dư luận cho rằng, ngoài việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất nông nghiệp không có giấy phép xây dựng thì hoạt động của các trạm trộn bê tông còn gây tiếng ồn và xả ra môi trường lượng nước thải và lượng bụi lớn. Nguyên vật liệu để sản xuất bê tông không được che chắn, hoạt động xay trộn liên tục tạo ra những tiếng ồn đinh tai nhức óc khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Ngày nắng thì bụi mù mịt, mưa thì bùn sình lầy lội, xi măng, cát sỏi, bê tông rơi vãi khắp nơi làm người dân không khỏi lo lắng trong việc đi lại, bụi bẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hàng ngày xe chở bê tông trọng tải lớn ra vào nhộn nhịp tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông. Nhiều nhà dân, ở khu vực kế cận liên tục phải đóng kín cửa vì bụi, hàng quán không thể kinh doanh khiến cuộc sống người dân chật vật.
Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng |
Người dân cũng tỏ ra băn khoăn, với việc gây ô nhiễm môi trường như vậy, các trạm trộn bê tông nêu trên có đáp ứng đầy đủ các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật, có bao nhiêu trạm trộn bê tông được phê duyệt đánh giá tác động môi trường đầy đủ? Và có bao nhiêu trạm trộn bê thông thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường?.
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13, trường hợp dự án đầ tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh khi triển khai xây dựng hoặc vận hành mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định thì bị phạt tiền từ 300 – 400 triệu đồng đối với tổ chức; Đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng; Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu đại điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định.
Căn cứ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, trường hợp tổ chức hoạt động không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Có thể thấy thực trạng trạm trộn bê tông xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận, tuy nhiên chính quyền phường Phước Tân vẫn ‘không hề hay biết’. Dư luận cho rằng liệu có sự tiếp tay, làm ngơ cho sai phạm?
Theo quyết định số 8985/UBND –ĐT của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 24/8/2018 thì trạm trộn bê tông thuộc dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Việc thành lập và đi vào hoạt động trạm trộn bê tông phải đảm bảo cách xa khu dân cư và đảm bảo điều kiện nghiêm ngặt về môi trường, đường ra vào trạm phải có những đường riêng biệt không đi chung với đường giao thông gây mất an toàn trật tự giao thông.
Đồng thời, tại Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 23/3/2011 quy định các tiêu chí đánh giá xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc diện phải di dời ra khỏi khu đô thị. Trong đó, các cơ sở, kinh doanh, dịch vụ có vị trí không phù hợp với quy họach sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc thuộc danh mục ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường thì phải di dời khỏi khu vực đô thị.
Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản hướng dẫn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa có trách nhiệm xác định các cơ sở thuộc diện phải di dời ra khỏi khu đô thị. Đồng thời, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, lập kế hoạch di dời đối với từng cơ sở vi phạm.