ADB: Tăng trưởng kinh tế dự báo duy trì ở mức 6,8%
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Nội Bài đầu tháng 10-2021 sau khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. Viêc nới lỏng các hạn chế đi lại đường hàng không cũng sẽ góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm sau. Ảnh: Reuters
GDP của khối Đông Nam Á dễ đạt mức tăng 7% trong năm nay và 5,3% trong năm tiếp theo, thấp hơn không đáng kể so với dự báo được đưa ra trong tháng 9 lần lượt là 7,1% và 5,4%, ADB cho biết trong bản báo cáo cập nhật “Triển vọng phát triển châu Á”.
Ngân hàng này cho biết các ca nhiễm Covid-19 trong khu vực đã thuyên giảm và tỷ lệ tiêm chủng đã được cải thiện đáng kể. Nhưng số ca bệnh gia tăng trên toàn cầu vẫn đang đe dọa quá trình mở cửa trở lại của các nền kinh tế. “Sự xuất hiện của biến thể Omicron đột biến cao tiếp tục tạo nên tình trạng bất định. Do Omicron có thể dễ lây lan nhanh hơn so với các biến chủng trước đó nên ảnh hưởng của nó đối với kinh tế có thể to lớn hơn”, ADB nhận định.
Mức tăng trưởng của Đông Nam Á dự kiến sẽ là 3% trong năm nay, giảm so với 3,1% của năm ngoái. Trong năm 2022, khu vực dự báo sẽ tăng 5,1%, cao hơn mức 5% dự kiến trước đó.
Nền kinh tế của Việt Nam và Malaysia đã suy giảm trong quí 3 sau các đợt chống chọi với biến thể Delta. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 2% trong năm nay so với dự báo trước đó là 3,8%, trước khi tăng lên 6,5% vào năm sau. Malaysia hiện dự kiến sẽ tăng 3,8% trong năm nay và 5,9% vào năm tiếp theo, giảm so với các dự báo tương ứng trước đó là 4,7% và 6,1%.
Philippines dự kiến sẽ tăng 5,1% trong năm nay, tăng so với 4,5% của năm ngoái. Quốc gia này được dự đoán sẽ tăng 6% trong năm tới khi tổ chức tổng tuyển cử quốc gia. Con số này cao hơn dự báo là 5,5% trước đó.
Singapore đã sẵn sàng kết thúc năm với mức tăng 6,9%, tốt hơn so với dự báo trước đó là 6,5%. Dự báo tăng trưởng 4,1% của đảo quốc này cho năm tới là không thay đổi.
ADB vẫn duy trì dự báo tăng trưởng 3,5% của Indonesia trong năm nay, nhưng nâng triển vọng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á lên 5% trong năm tới so với 4,8% dự báo trước đó.
Trong khi đó, Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng 8% trong năm nay và 5,3% vào năm 2022, giảm lần lượt từ 8,1% và 5,5%. Về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, ADB cho biết: “Năm 2022, tăng trưởng trong ngành công nghiệp ở mức trung bình trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn mức ước đoán khá cao trước đó… Các biện pháp thắt chặt hiện tại trên thị trường bất động sản có thể sẽ được điều chỉnh để ổn định đầu tư cho thị trường này”.
Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ cũng được cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng sản xuất chậm hơn dự kiến. Nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực châu Á này hiện được dự báo sẽ tăng 9,7%, thay vì mức dự báo 10,0% trước đó. Tăng trưởng dự kiến vào năm 2022 vẫn là 7,5%. “Các yếu tố chuỗi cung ứng như tình trạng thiếu chip và giá chất bán dẫn tăng sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ”, ADB cho biết.
Dự báo tăng trưởng của Trung Á đã được nâng lên 4,7% trong năm nay và 4,4% vào năm 2022, tăng lần lượt từ 4,1% và 4,2%.
Tiểu vùng Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hẹp 0,6% khi dịch Covid bùng phát ở Papua New Guinea và Fiji, trước khi đạt tỷ lệ 4,7% vào năm tới.
Tính đến tháng 11, tỷ lệ nhiễm Covid hàng ngày ở các nước đang phát triển đã giảm 71% so với mức đỉnh vào tháng 8. Trong khi đó, 48,7% dân số trong khu vực đã được tiêm chủng đầy đủ, tăng so với 28,7% của ba tháng trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của khu vực vẫn còn kém so với tỷ lệ tiêm chủng 58,1% ở Mỹ và 67,2% ở EU.
ADB cảnh báo: “Tiến độ tiêm chủng trong khu vực vẫn chưa đồng đều. Tại 20 nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, tỷ lệ dân số được tiêm chủng đầy đủ vẫn chưa đến 40%, khiến các đợt bùng dịch có thể quay lại”.
ADB cũng cho rằng châu Á vẫn kiểm soát tốt lạm phát. Điều này cho phép các chính phủ đưa ra chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh nguy cơ của dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.